Giúp con có trải nghiệm tích cực
với chiếc điện thoại đầu tiên
Làm thế nào để giúp chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của con bạn trở thành cầu nối giúp bạn và con thêm gắn kết và củng cố lòng tin giữa các thành viên trong gia đình.
Con trẻ luôn khao khát tự do trải nghiệm và chiếc điện thoại thông minh đầu tiên là một trong những phương tiện để các em tận hưởng điều đó. Tuy vậy, đối với các bậc phụ huynh tự do đi kèm với những mối nguy hiểm dẫn khi họ không thể kiểm soát được. Con trẻ thì muốn được tự chủ, cha mẹ thì chẳng khi nào là không muốn bảo vệ con. Hai điều này trở nên mâu thuẫn và tạo ra những bí mật và sự thiếu tin tưởng ở cả hai phía. Vậy giải pháp là gì? Hãy cùng con thiết lập mô hình giao tiếp xung quanh điện thoại thông minh cho con với chiếc điện thoại đầu tiên và giúp con có trách nhiệm hơn.
Đừng nên kiểm soát
Viễn cảnh thường gặp: bố mẹ mua cho con một chiếc điện thoại thông minh nhưng lại dùng nó để kiểm soát hoặc trừng phạt khi con không nghe lời. Đây là hình thức khiến con trẻ sẽ hình thành các hành vi nổi loạn ngầm và khiến các chúng dễ dàng tiếp cận những mối nguy trên môi trường trực tuyến. Vì vậy, kiểm soát con cái với điện thoại thông minh sẽ phản tác dụng trong việc nuôi dạy trẻ và khiến trẻ không học được cách tự lập và bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ ở quanh.
Thay vào đó, hãy hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại thông minh tận tình thay vì dùng nó để trừng phạt. Bạn nên quan sát con sử dụng trong một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng nhưng là để cho con sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm. Ví dụ, bạn hãy để con đồng ý cho bạn kiểm tra lịch sử web mỗi tuần 1 lần trong vài tháng đầu tiên để dạy cho bé web nào là web nguy hiểm.
Quan trọng nhất là bạn và con cần trò chuyện và thống nhất các mục tiêu chung khi bạn quan sát con để con thấy bạn tôn trọng sự độc lập của con. Đó là bước đầu để hướng tới sự tin tưởng lẫn nhau về điện thoại thông minh.
Cùng nhau tạo nên cộng đồng kỹ thuật số
Khi con trẻ được mua chiếc điện thoại thông minh đầu tiên, hãy lập một thỏa thuận với con, không phải cái gì đó phức tạp để hăm dọa, mà là một dịp để thảo luận về những điều tốt đẹp chiếc điện thoại của con có thể mang đến.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi con về ý nghĩa của cộng đồng kỹ thuật số đối với con và chi sẻ cho con biết định nghĩa của riêng bạn. Bạn cũng có thể hỏi con về dự định sử dụng điện thoại của con như thế nào rồi cho con biết điều gì khiến bạn thấy vui về dịp đặc biệt này (Nhiều bố mẹ rất nóng lòng gửi cho con những tin nhắn ngốc nghếch). Tiếp theo hãy cùng nhau chia sẻ lo lắng, ví dụ như con bạn có thể lo rằng bị bạn đọc trộm tin nhắn hoặc bạn băn khoăn rằng liệu con có không muốn nhận cuộc gọi của bạn khi ở trường trong trường hợp khẩn cấp hay không. Sau đó hãy cùng nhau tìm cách giải tỏa những nỗi lo này.
Cuối cùng, thỏa thuận của bạn và con sẽ được chốt sau cuộc thảo luận này. Quan trọng nhất bạn cần nhớ thỏa thuận này nên được thiết kế với một phần thưởng đi kèm dù được chốt lại dưới hình thức nào. Suy cho cùng, phương thức nuôi dạy con hiệu quả nhất là củng cố cho trẻ hướng tới những hành vi tích cực. Chẳng hạn như tắt điện thoại lúc 9h mỗi tối sẽ được ăn kem, ai mà không muốn chứ?
Dạy con bạn cách phòng tránh nạn bắt nạt trên mạng từ sớm
Ước tính có khoảng 21% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 18 đã từng bị bắt nạt trên mạng dưới nhiều hình thức. Thật không may, các triệu chứng của việc bị bắt nạt trên mạng có thể trông rất giống hành vi điển hình của thanh thiếu niên: thu mình và bí mật, nghỉ học ở nhà vì ốm và thay đổi tính cách đột ngột khác. Điều đó có thể khiến việc trò chuyện về bắt nạt trên mạng trở nên cực kỳ khó khăn khi bắt đầu.
Giải pháp là bắt đầu nói về vấn đề này sớm và dạy con bạn không bao giờ đăng lên mạng những bài khích bác gây mâu thuẫn. Giải thích cho trẻ biết rằng bị bắt nạt trên mạng là chuyện con nên thảo luận với bố mẹ. Hãy hứa rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào (ví dụ: thay mặt con đối đầu với phụ huynh của kẻ bắt nạt trên mạng) mà không có sự đồng ý của con. Nhưng cũng đảm bảo trẻ biết rằng đôi khi cách hiệu quả nhất để đối phó với bắt nạt trên mạng là cách đơn giản nhất: nếu ai đó khiến con cảm thấy không thoải mái trên mạng, con nên chặn trước và đặt câu hỏi sau.
Đừng chỉ nói suông
Hãy làm mẫu cách sử dụng điện thoại thông minh mà bạn muốn dạy cho con thấy bất cứ khi nào có thể. Ví dụ: nếu bạn muốn khuyến khích trẻ mình dành thời gian không sử dụng điện thoại cho gia đình, hãy đảm bảo bạn cũng hạn chế sử dụng điện thoại để trao đổi với trẻ hơn. Nếu bạn không muốn trẻ vừa ăn vừa lướt tin tức trên mạng, hãy đảm bảo rằng điện thoại thông minh của bạn không bao giờ xuất hiện trong giờ ăn.
Điều này thậm chí có thể mở rộng đến việc bạn cư xử trên mạng như nào và cách bạn đặt giới hạn cho bản thân. Gọi trẻ đến và cho con xem ví dụ về những tương tác tích cực mà bạn có trên mạng xã hội, để trẻ thấy cách ứng xử mà con có thể làm theo. Tương tự như vậy, nếu bạn muốn con chỉ dành một số giờ nhất định mỗi ngày trên mạng xã hội, hãy cho trẻ biết điều đó được thực hiện như thế nào bằng cách đặt giới hạn sử dụng trên điện thoại thông minh Samsung Galaxy của bạn Cài đặt Theo dõi sức khỏe kỹ thuật số.
Khởi đầu mới. Con người mới.
Galaxy Mới.
Bắt đầu năm học mới với ưu đãi lên đến 50% khi mua thiết bị Galaxy và nhận nhiều ưu đãi hơn nữa với Chương trình dành riêng cho Học Sinh Sinh Viên.
- *Trải nghiệm người dùng (UX)/Giao diện người dùng (UI) thực tế có thể khác.
- **Hình ảnh màn hình được mô phỏng cho mục đích minh họa.